2.GIỚI THIỆU VỀ CÂY HỒI
Cây hồi còn có tên gọi khác là cây đại hồi, đại hồi hương, bát giác hương, mắc hồi, hồi 8 cánh.
Thuộc họ Hồi – llliciaceae. Tên thương phẩm: Chinese star anise, Star anise, Anise oil.
Hồi là một loại cây gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 8 – 15m đối với cây trưởng thành. Thân mọc thẳng, thân cây tròn, vỏ cây màu nâu xám
Lá cây mọc cách xen kẽ nhau và mọc dày ở đầu cành, trông như mọc vòng, mỗi vòng thường có 3 – 5 lá. Hoa hồi thuộc lưỡng tính. mọc đơn độc hoặc mọc từ 2 -3 cái ở kẽ lá. Hoa có màu trứng, mặt bên trongc ó màu hồng thẫm và thẫm dần khi càng vào trong và giữa màu càng thẫm. Hoa mọc ở tháng 3 – 5, còn vụ quả tháng 6 – 9.
Quả hồi (hay còn gọi là hoa hồi) có hình ngôi sao 6 – 8 – 13 đại, xếp tỏa tròn, có màu xanh mà người ta vẫn gọi là hoa hồi nhưng thực chất đây là quả hồi, khi quả chín chuyển sang màu nâu.
Vụ hồi chính (vụ hồi mùa) thường rơi vào tháng 7 – 9, và 1 năm sau đó mới cho quả chín (tức 7 – 9 năm sau), ở vụ chính hồi cho năng suất và chất lượng quả rất cao.
Vụ chiêm rơi vào khoảng tháng 3 – 4 nhưng năng suất và chất lượng thấp vì chủ yếu là những quả non bị rụng, chưa phát triển đầy đủ ( gọi là hồi đinh, hồi chân chuột, hồi chân chó…).
2.YÊU CẦU SINH THÁI VỚI CÂY HỒI.
Các vùng trồng hồi tập trung chủ yếu ở độ cao từ 200 – 300 – 400 – 600 m với nhiệt độ trung bình năm ở những vùng này rơi vào khoảng từ 18 – 22℃. Tổng lượng mưa trung bình năm thích hợp cho đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây hồi đạt từ 1.000 – 1.400 – 1.600 – 2.800 mm.
Cây ưa lớp đất mặt dày, có độ phì nhiêu, dễ thoát nước, độ pH 5 – 8. Đặc biệt là loại đất felalit màu đỏ, nâu, vàng, phát triển trên sâ diệp thạch. Là loại cây ưa sáng, tuy nhiên giai đoạn cây non cần được che bóng bằng hệ thống giàn che.
Cây 5 – 6 tuổi có thể đạt tới chiều cao từ 9 – 10m. Chiều cao tăng trưởng của cây đạt từ 1,5 – 2m/ năm. Cây trồng hạt nếu được chăm sóc tốt có thể ra hoa vào giai đoạn từ 5 – 6 tuổi. Hạt nảy trồi 2 vụ 1 năm.
3. CÔNG DỤNG CỦA CÂY HỒI.
Gỗ, lá, hoa, quả của hồi đều có giá trị sử dụng. Gỗ có thể dùng làm nhà và đóng đồ gia đình, nhưng sản phẩm chủ yếu nhất của hồi là lấy quả để cất dầu.
Lá, hoa, quả, hạt hồi đều có mùi thơm, hương vị mạnh, đều có thể cất dầu. Dầu hồi dùng để chế rượu mùi, làm bánh kẹo, xà phòng và dùng làm thuốc xoa bóp chữa đường ruột, quả hồi làm gia vị nấu nướng.
Cây hồi ở độ tuổi 20-70 tuổi có sản lượng và chất lượng tinh dầu cao nhất. Hồi có chu kỳ sai quả 3-4 năm. Những năm sai quả tỷ lệ cây ra hoa có thể đạt 80-90%, số cây đậu quả 45-55%.
Hồi là cây đặc sản quan trọng để tạo ra sản phẩm đặc hữu và góp phần xây dựng và phát triển kinh tế một số tỉnh miền Bắc.
4.KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY
4.1. Thời vụ và mật độ trồng cây.
Thời điểm tốt nhất để trồng cây là mùa xuân và mùa mưa. Mật độ trồng 400-500 cây/ha.
4.2. Làm đất và đào hố trồng cây.
Đào hố trồng cay rồng 50-60cm, sâu 50-60cm, bón lót 5 -10kg phân chuồng hoai mục và làm sạch cỏ xung quanh.
4.3. Chăm sóc cây
Sau khi trồng cần tiến hành tưới nước và che bóng cho cây. Nếu có tán rừng che bóng thì để lại rồi về sau dọn dần.
Tưới nước: cây từ 3 -10 tuổi thì cần rất nhiều nước, cây trên 10 tuổi trở lên thì cần ít nước hơn. Đây là loài cây thích ứng tốt với điều kiện cung ứng nước của từng vùng.
Bón phân: lượng phân bón hàng năm khoảng 15 – 20kg NPK 12 – 12 – 17 – 9 + TE/cây bón vào thời điểm cây ra hoa và sau khi thu hoạch quả. Xới một lớp đát mỏng xung quanh tán cây rồi rải phân và lấp đất lại.
Ánh sáng: khi cây dưới 5 tuổi cây không chịu được ánh sáng trực tiếp, khi cây càng lớn thì nhu cầu ánh sáng càng cao, nhất là từ khi cây bắt đầu ra hoa kết trái.
4.4. Một số phương pháp trồng cây.
Trồng hồi hỗn loài với cây gỗ trên đất sau nương rẫy của đồng bào Dao ở Bắc Sơn, Lạng Sơn. Cây hồi con được trồng dưới tán một số cây gỗ tái sinh tự nhiên như hu dây, ba bét trắng, ba soi. Trong quá trình sinh truownrgcaay hoiof có nhu cầu ánh sáng tăng dần, bà con tiến hành jken chết dần các cây gỗ tự nhiên.
Trồng hồi xen tre, vầu của đồng bào Tày ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Các rừng tre, vầu được đồng bào trồng xen hồi con; khi hồi đã lớn, có nhu cầu ánh sáng cao hơn thì nó đã vươn lên để chiếm lĩnh tầng cao của tán rừng. Bằng phương thức này, đồng bào đã tạo ra kiểu rừng hỗn loài với tre, vầu với cấu trúc 2 tầng cây.
Trồng hồi xen sắn của đồng bào Tày, huyện Bình Gia, Lạng Sơn. Các hộ nông dân Tày đã trồng sắn xen với hồi khi hồi còn nhỏ. Đặc biệt, khi thu hoạch sắn cần thu hoạch vào lúc có thời tiết râm mát và thu hoạch dần dần để tránh tình trạng tán che mở đột ngột làm cho hồi con bị mất nhiều nước có thể bị chết.
Trồng hồi xen chè của đồng bào Tày huyện Bình Gia, Lạng Sơn. Dưới tán rừng hồi đã khép tán, vào các năm thứ 3 trồng hồi xen sắn, đến năm thứ 4 và thứ 5 trồng xen chè. Theo kiểu trồng xen này, đồng bào đã tạo ra loại rừng chè hỗn hợp chè + hồi với 2 tầng cây.
Trồng hồi trong các vườn quả gia đình. Cho đến nay, nhiều gia đình đã trồng được vườn cây ăn quả gồm các loại hồng không hạt, mận, quýt ngọt, na dai… Nhân dân đã tiến hành trồng hồi thành những vành đai bao quanh vườn ăn quả tạo thành các băng cây cản gió, bảo vệ vườn quả
4.5. Đặc điểm cây giống
Cây được nhân giống chủ yếu bằng phương pháp gieo hạt, cây được nuôi dưỡng ổn định, khỏe mạnh, trong vườn ươm, đủ tuổi mới cho xuất vườn.
Reviews
There are no reviews yet.