1. Mô tả giống *Tên: Tếch có tên khoa hoc là Tectona grandis Lin.f thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). *Giá trị sử dụng: Tếch một loài cây rất hợp cho trồng rừng công nghiệp trên quy mô lớn, là loại rừng có vai trò không thể thiếu trong trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
|
Gỗ Tếch không ngâm tẩm đã chống chịu được hà, mọt, không cong vênh, ít biến dạng,… được dùng trong xây dựng, đóng tầu thuyền, cầu cảng, tà vẹt, xuất khẩu,… */ Đặc điểm hình thái Cây gỗ cao 30 – 40 m, đường kính 60 – 80 cm. Thân thẳng, tròn, vỏ ngoài màu xám vàng, nứt dọc thành vảy nhỏ, dài và hẹp, thịt vỏ có sơ. Cành non phủ lông hình sao, màu gỉ sắt. Cây rụng lá theo mùa. Lá to hình trái xoan, hình trứng ngược hoặc gần hình tròn. Cụm hoa lớn, hình chùy. Quả hạch hình cầu có đường kính từ 1 -2cm, mỗi quả có từ 1 – 3 hạt. */ Đặc điểm sinh thái Tếch là cây ưa sáng hoàn toàn cả khi cây còn non, tái sinh chồi và hạt đều tốt, ưa khí hậu nhiệt đới mưa mùa, chịu lạnh kém, chịu lửa và ít bị sâu bệnh. 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc */ Thời vụ trồng: Từ ngày 15 tháng 9 đến ngày 31 tháng 12 dương lịch, không trồng trong những ngày nắng to, mưa lớn. */ Phương thức và mật độ trồng – Có thể trồng thuần loại hay trồng xen với cây nông nghiệp. – Trồng xen cây nông nghiệp theo phương thức nông lâm kết hợp. + Mật độ trồng Tếch: 1.100 cây/ha (cự ly hàng x cây: 3m x 3m). + Loài cây trồng xen có thể là một trong các loài: Đậu tương, Lạc, Ngô, Lúa nương, Đu đủ, Thuốc lá, Điều, Đậu tràm…. + Thời gian trồng xen là 2 năm – Trồng thuần loại: Mật độ 1650 – 2000 cây/ha (3m x 2m; 2,5m x 2m). */ Tiêu chuẩn cây con: Cây con đem trồng phải từ 6 – 12 tháng tuổi. Đường kính cổ rễ từ 4 – 5 mm, cao từ 25 – 50 cm là tốt nhất. Cây khỏe mạnh, không sâu bệnh, cụt ngọn. */ Kỹ thuật trồng – Bón phân: Bón lót mỗi hố từ 1 – 3kg phân chuồng hoai mục, phân chuồng ủ vi sinh. Không có phân chuồng thì bón phân NPK 16-16-8 với liều lượng 0,2 – 0,3 kg/hố. – Đào hố: Cuốc hố có kích thước hố 40 x 40 x 40cm; Lấp hố tiến hành trước khi trồng 1 tháng, đất lấp cao hơn miệng hố. – Cách trồng: Dùng cuốc trộn đều đất trong hố, lấp thêm đất, sau đó đào hố nhỏ sâu hơn 20cm, đặt bầu cây vào cho đứng thẳng, dùng tay vun đất, nén chặt xung quanh, vun thêm đất mặt vào quanh gốc cây theo hình mâm xôi và cao hơn cổ rễ cây trồng từ 2 – 3cm. Sau khi trồng từ 10 – 15 ngày phải tiến hành kiểm tra chỉnh sửa lại những cây nghiêng ngã, trốc gốc và trồng dặm lại những cây bị chết, những hố còn bỏ sót chưa trồng. */ Kỹ thuật chăm sóc và bảo vệ – Chăm sóc liên tục trong 3 năm đầu: + Năm thứ nhất: Sau khi trồng chậm nhất 3 tháng phải tiến hành chăm sóc: Phát dọn thực bì, giẩy cỏ xới vun quanh gốc 1m2. Kết hợp trồng dặm cây chết để đảm bảo mật độ ban đầu. + Năm thứ hai: Vào cuối mùa khô (tháng 3 – 4) dọn đất sạch thực bì, cuốc xới giữa hàng để tiếp tục trồng đậu đỗ và chăm sóc cây tếch cùng với đậu đỗ. Vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô cũng làm như năm đầu. + Năm thứ ba: Cũng chăm sóc hai lần như năm thứ hai. Quá trình chăm sóc có thể bón thêm phân NPK 0,2kg/gốc cho cây tếch trong năm đầu, năm sau lượng phân tăng lên. – Ngăn chặn trâu bò vào phá hoại cây trồng, tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân xung quanh vùng về ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. – Phòng chống cháy rừng bằng cách cày làm sạch cỏ theo băng. Lưu ý trong 2 năm đầu về nguy cơ bị cháy rừng vì vậy công tác phòng chống cháy trong mùa khô đặt lên hàng đầu, những năm sau tếch có thể chịu được lửa. Trên mỗi hàng cây cần dãy sạch cỏ, làm đường ranh ngăn lửa, đặt biển báo cấm đốt lửa trong rừng ngay ngoài bìa rừng. 3. Phòng trừ sâu, bệnh hại – Đối với các loại sâu hại: Ong ăn lá, bướm phượng, xén tóc, bọ trĩ vân lưới, ngài,..thì dùng các biện pháp bảo vệ các loài thiên địch, thu hái bằng túi tập trung và đốt đi, phun Dipterex 0,2%, DDVP 0,1% hoặc dùng các chế phẩm sinh học để loại trừ – Bệnh đốm than: Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và mỹ quan. Để phòng trừ bệnh, phải cắt bỏ là bệnh và đem đốt. Trước khi bị bệnh phun Boocđô 1%, sau khi phát bệnh phun Daconil liên tục 2-3 lần trong 10 ngày. – Bệnh đốm xám: Thường gây ra ở mép lá và ngọn lá, lá khô nứt ra và rụng dần. Ban đêm, trên lá có các chấm nhỏ màu vàng, rồi lan rộng thành đóm màu nâu sẫm hoặc nâu, về sau thành màu trắng xám. Để phòng trừ, cần tăng cường quản lý, bón phân P, K, kịp thời cắt bỏ lá bệnh và đốt đi; phun thuốc phòng bệnh đốm xám bằng Topsin 0,1%. – Bệnh khô cành: Làm cho cành bị khô, lá rụng. Bệnh nặng có thể làm cho cây bị trụi lá, dễ gãy, gặp mưa bão cành gẫy hàng loạt. Cần tỉa thưa, bón phân hợp lý, phun Boocđô 1% đề phòng xâm nhiễm, phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3 – 0,50Be, hoặc Zineb 0,2%. 4. Khai thác, sử dụng: Sau 12 -15 năm trồng có thể thu hoạch được các cây gỗ tếch có đường kính trung bình khoảng 20cm, chiều cao khoảng 12m. Sau 15 năm với 1 ha thu được khoảng 1.000 cây có đường kính trung bình 26cm, chiều cao 13m, khối lượng ước đạt trên 340m3 gỗ/1 ha. |
Cây tếch đầu to
Mô tả giống *Tên: Tếch có tên khoa hoc là Tectona grandis Lin.f thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae). *Giá trị sử dụng: Tếch một loài cây rất hợp cho trồng rừng công nghiệp trên quy mô lớn, là loại rừng có vai trò không thể thiếu trong trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Category: Cây nông nghiệp
Reviews
There are no reviews yet.