Đặc tính của cây Dổi (Cây Giổi Ghép)
- Chiều cao: Cây giổi có thể phát triển tốt thì thể cao đến 20m. Chính vì điều đó nên việc thu hoạch hạt giổi cần có một đội ngũ lao trèo để hái.
- Cành non: Có lông, và có lỗ bì trắng.
- Thân dổi: Có đường thằng và tròn đều, phân cành cao và đường kính thân dao động 80 – 100cm.
- Vỏ cây: Thường có màu vàng nâm, mền và dày có mùi thơm nhẹ.
- Hoa: Thuộc loại hoa đơn mọc ở đầu cành. Quả: Kép dài 6 -10cm, hạt có hình dạng quả trứng thuôn dài.
- Hạt quả có màu đỏ.
- Chiều cao tối đa: 25m Mật độ trồng cây dổi: 6m x 6m hoặc 7m x 7m Đường kính tối đa của tán: 5m
Giá trị kinh tế của cây Dổi Xanh
Cây giổi xanh là một trong những cây gia vị quý hiếm chỉ có ở Việt Nam nên giá trị kinh tế của hạt giổi rất cao. Giá thành dao động: 1,5 triệu/1 kg khô. Ngoài việc thu hoạch quả thì Dổi còn mang đến giá trị khai thác gỗ. Thời gian thu hoạch gỗ: 6 – 8 năm. Trung bình 1m3 / cây.
Vì sao nên trồng giống cây dổi xanh (dổi ghép) bạn có biết không? Hạt dổi xanh (dổi ghép) là một loại gia vị hảo hạng. Hạt Dổi dùng làm gia vị có mùi thơm rất lạ, riêng biệt, dổi cũng có vị cay nhưng không giống như vị cay của ớt, hạt tiêu hay bất cứ loại gia vị cay nào khác. Dùng hạt dổi để tẩm ướp, chế biến các món ăn, gia vị để chấm đặc biệt là các món nướng. Giá 1kg hạt dổi khô tùy loại chênh lệch từ 1 triệu đến 4 triệu đồng. Thân cây dổi được khai thác làm gỗ mỹ nghệ cao cấp với mức giá cực cao vào khoảng 15 – 25 triệu đồng/ mét khổi gỗ tròn.
Vì vậy giống cây dổi xanh (dổi ghép) đang được các nhà vườn săn lùng từ vài chục cây trồng quanh nhà làm hàng rào đến cả trăm ngàn cây trồng xem canh với các loại cây khác. Để biết cách trồng cây dổi xanh (dổi ghép) như thế nào là tốt nhất thì bạn cần đọc thêm phần dưới đây.
1. Giống Cây dổi xanh (dổi ghép) là gì?
– Hạt dổi xứ Mường Hòa Bình từ lâu được nhiều người biết đến như là thứ gia vị trứ danh. Với người dân xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình mùa thu hoạch cây dổi xanh là mùa “gặt vàng” về nhà, có cây dổi trị giá bằng cả cây vàng.
Đường vào xã Chí Đạo rợp bóng cây dổi. Thân dổi cao 20m, hàng nối hàng, cây nối cây tạo ra không gian rất đặc sắc của xứ Mường. Bóng mát của rừng dổi như níu chân người khách lạ.
Thu hoạch hạt dổi
Cây dổi cao từ 15-25m. Khi thu hoạch luôn có đội ngũ chuyên leo trèo hái dổi. Sử dụng 2-3 thân tre già nối vào nhau rồi buộc vào thân dổi. 1kg hạt dổi khô có giá trên 1 triệu đồng. Một cây dổi lâu năm cho thu 10-15kg hạt dổi, thậm chí có cây dổi có năm cho thu 27kg hạt dổi. Đây là loại cây có giá trị kinh tế rất cao, nếu muốn làm giàu từ lâm nghiệp thì cây dổi là một lựa chọn thông minh.
2. Cách trồng cây giống dổi xanh (dổi ghép)
Hạt giống cây dổi xanh được thu hái trên các cây bố mẹ từ 15 – 20 năm, có đường kính trên 25 – 30 cm, cây khỏe đẹp, tán rộng phân cành cao, không sâu bệnh trong rừng tự nhiên, rừng trồng.
Thu hoạch quả xong chất thành đống cao 40cm, rồi ủ quả 1-2 ngày sau đó phơi trong nắng nhẹ để tách hạt và vỏ ra. Sau đó ngâm trong nước 1-2 ngày rồi sát nhẹ đãi sạch, phơi khô và bảo quản hạt. Hạt phải có màu đen sạch, bảo quản đúng cách mới cho tỷ lệ nảy mầm cao.
Tách Hạt dổi
Khi ươm cây ta cần tiến hành đúng kĩ thuật của vườm ươm:
– Chuẩn bị luống: Trước tiên cần cuốc, xới đất, làm sạch cỏ sau đó lên luống cao 10-20 cm để không bị úng nước, luống rộng khoảng 1m, chiều dài tuỳ theo chiều dài của vườn ươm, sau đó đóng bầu rồi xếp bầu trên luống để cấy cây.
– Xử lý hạt: Ngâm hạt trong nước khi hạt ngậm đủ nước, vớt ra rửa sạch, ủ một trong bao vải, khi hạt nứt nanh xuất hiện rễ hoặc có lá mầm thì cấy vào bầu đã chuẩn bị.
– Vỏ bầu có kích thước 7x15cm, làm bằng P.E xung quanh đục lỗ để thoát nước. Đất có trộn thêm ít phân và mùn hoặc trấu.
– Khi cấy mầm vào bầu phải tưới nước trên luống, sau đó dùng que tạo hố để cắm mầm vào bầu, tránh rễ cây bị hỏng, sau đó làm dàn che nắng cho luống cây, tưới nước vừa đủ cho cây khi thấy bầu khô.
– Khi nầm sống được 2 tháng thích nghi hoàn toàn với môi trường, rễ của cây cung khỏe, ta bắt đầu bón thúc bằng cách tưới nhử cây để cây phát triển tốt và nhanh, khỏe mạnh. Tưới phân xong phải tưới nước để rửa sạch lá.
– Cây con cao khoảng 10-20cm cần đảo bầu cây và phân loại theo chiều cao để chăm sóc những cây sinh trưởng kém, loại bỏ những cây sâu bệnh, trong mấy tháng sau tiếp tục đảo bầu và phân loại cây để chăm sóc lúc này cũng cho cây tiếp cận gần ánh sáng, bỏ dần dàn che cho đến khi đem trồng.
– Đặc biệt luôn chú ý đến bệnh nấm, héo lá, nghẹt rễ… ta sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý để phòng chống, phun với liều lượng vừa phải theo hướng dẫn sử dụng.
– Từ 8-10 tháng tuổi cây con có thể đem trồng, sinh trưởng bình thường, không gãy ngọn, lá xanh, thân thẳng, không sâu bệnh.
3. Trồng và chăm sóc rừng cây dổi xanh
Áp dụng tiêu chuẩn ngành 04TCN 130-2006 – quy trình kỹ thuật trồng dổi xanh của Bộ NN&PTNT.
Dổi xanh được trồng ở những nơi có nhiệt độ không khí trung bình năm từ 20 đến 25oC, lượng mưa trung bình năm 1500-2500 mm, độ cao so với mặt biển không quá 1000m. Dổi xanh thích hợp với các loại đất Feralit đỏ vàng, vàng đỏ, xám vàng phát triển trên sa thạch, phiến thạch, đá macma axit, phiến thạch mica, đất còn tính chất đất rừng, sâu, ẩm, thoát nước, tầng dầy trên 40cm, hàm lượng mùn từ 4-5%, lượng K2O dễ tiêu trên 10mg/100g đất. Giổi xanh được trồng ở rừng nghèo kiệt (IIIa1), rừng non phục hồi (IIa) hay đất trảng cây bụi có cây gỗ rải rác.
Các tỉnh miền Bắc trồng vào vụ Xuân hay đầu vụ Hè từ tháng 3-6; vùng Bắc Trung Bộ trồng vào tháng 10-11; vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên trồng vào tháng 6-8.
Dổi xanh được trồng để làm giàu rừng hay trồng rừng kinh doanh gỗ lớn ở rừng nghèo kiệt, rừng non phục hồi, đất sau nương rẫy hoặc đất rừng sau khai thác trắng.
Rạch bỏ vỏ bầu trước khi trồng, không làm vỡ bầu, đặt cây thẳng giữa hố, lấp đất đầy mặt hố, nén chặt xung quanh bầu, vun lớp đất mặt xung quanh cổ rễ.
Một tháng sau khi trồng kiểm tra hiện trường để trồng dặm các cây chết. Sau 3 tháng tiến hành nghiệm thu tỷ lệ sống trên 90% đạt yêu cầu.
Cách trồng được chăm sóc trong 5 năm liền:
– Năm thứ nhất: Sau khi trồng 2-3 tháng phát quang thực bì, dây leo, cỏ dại xâm lấn cây mới trồng, làm cỏ xới đất xung quanh gốc cây rộng 1m.
– Năm thứ hai: Chăm sóc 3 lần, lần 1vào đầu vụ xuân, phát dây leo bụi rậm xâm lấn cây trồng. Lần 2 vào đầu mùa mưa, vun xới quanh gốc trong phạm vi 1m, kết hợp bón phân NPK(5:10:3) lượng bón 200g/ cây. Lần 3, phát quang thực bì dây leo, cây bụi xâm lấn cây trồng vào cuối mùa mưa.
– Năm thứ ba: Chăm sóc 2 lần, lần 1 vào đầu vụ xuân, phát quang thực bì, dây leo cây bụi xâm lấn cây trồng. Lần 2, phát thực bì, dây leo, xới vun gốc kết hợp bón phân NPK như năm thứ hai.
Sau khi trồng 2-3 năm khi thấy tán cây phù trợ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây giổi cần phải điều chỉnh mật độ cây phù trợ.
Năm thứ tư và thứ năm, chăm sóc 1 lần/ năm. Nội dung chăm sóc gồm phát dây leo, bụi rậm, cây bụi, loại bỏ cây sâu bệnh, cây không mục đích có tán lớn ảnh hưởng đến cây trồng trong băng, rạch .
4. Khai thác, sử dụng Cây dổi
Gỗ Dổi xanh có giác lõi phân biệt. Lõi màu vàng, cứng, mịn, bền, nhẹ, tỷ trọng 0,58, dễ gia công, ít cong vênh, không bị mối mọt. Gỗ dùng đóng đồ mộc trong gia đình, đóng tàu thuyền, làm nhà.
Là loài cây đang được sử dụng trồng làm giàu rừng. Một số nơi đã trồng quy mô hàng trăm ha, cây sinh trưởng tốt, có nhiều triển vọng.
Trong quá trình kinh doanh rừng Dổi xanh tiến hành nuôi dưỡng rừng 2 lần vào các năm thứ 7-8 và các năm thứ 10-12.
Lần 1 vào năm thứ 7-8 khi cây Dổi xanh trong băng hay rạch đã khép tán tiến hành loại bỏ cây sinh trưởng kém, cây cong queo, sâu bệnh,… phát luỗng dây leo, bụi rậm, chặt bỏ cây không có mục đích kinh tế trong băng chừa có tán chèn ép cây giổi trong băng trồng, chú ý khi điều chỉnh mật độ trong băng trồng không chặt 2 cây liền nhau.
Lần 2 tiếp tục phát luỗng dây leo, bụi rậm, điều chỉnh mật độ, mở tán cho cây giổi sinh trưởng, phát triển.
Reviews
There are no reviews yet.