1.Đất trồng, đào hố Đất trồng:
Lê có thể trồng ở nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất và cho năng suất cao ở đất mâù mỡ có độ ẩm ở ven đồi, khe núi.
Đào hố sâu 70 cm, rộng 70 cm, để đất mặt riêng lót xuống đáy hố.
2.Mật độ, khoảng cách Khoảng cách trồng:
cây cách cây 5 m. Mật độ 400 cây/ha. Nên trồng xen 5 – 10% các giống lê khác giống để tăng cường thụ phấn tự nhiên cho lê.
3.Thời vụ:
Ở miền núi nên trồng cây vào vụ Xuân tháng 2, tháng 3 khi đã có mưa ẩm và cây chưa lên lá, lộc non để có tỷ lệ sống cao.
4.Cách trồng và chăm sóc:
– Khi thời tiết thuận lợi thì đưa cây ra trồng, moi một hốc ở chính giữa hố, đặt cây vào hốc theo thế tự nhiên, lấp đất. (Chú ý không lấp kín vết ghép). Dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô tủ vào gốc để giữ ẩm cho cây. Tưới 10 – 15 lít nước cho mỗi gốc.
– Sau trồng khoảng 1 – 2 tháng (khi cây đã bén rễ, hồi xanh) có thể dùng nước giải, nước phân lợn pha loãng theo tỉ lệ 1/10, cách gốc 50 – 60 cm.
– Trồng bằng cây ghép chú ý loại bỏ các mầm mọc từ phía dưới mắt ghép, vì đó là mầm của gốc ghép, mọc ra cây lê dại, quả nhỏ.
Tưới nước, giữ ẩm, làm cỏ: Cây lê rất cần đến nước nhất là giai đoạn cây mới trồng cây và thời gian khô hạn kéo dài. Sau trồng, tuỳ tình hình thời tiết 2 tháng đầu tiến hành tưới nước cho đủ ẩm đất.
Thời kỳ mang quả, cây cần nước để nuôi quả, cần tủ gốc giữ ẩm và tùy theo thời tiết từng năm để điều chỉnh số lần tưới. Cần tiến hành làm cỏ thường xuyên để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với cây lê, đồng thời không để chỗ cho sâu, bệnh trú ngụ.
5.Làm khung giàn cố định tán:
Đây là khâu kỹ thuật quan trọng để quyết định đến năng suất quả. Nếu có điều kiện thì đầu tư hệ thống khung giàn làm bằng cột bê tông, cốt thép có ɸ = 15 – 20 cm, cột cao 2,0 m, đáy có đổ đế bằng bê tông sâu 40 cm. Các cột được chôn sâu 40 cm giữa các hàng cây với khoảng cách 3 – 4 m. (hoặc ống kẽm ɸ = 32 mm). Phía trên giàn hàn toàn bộ khung bằng đường ống kẽm ɸ = 20 mm, căng toàn bộ giàn bằng thép 6 mm, khoảng cách 50 – 60 cm một dây. Nếu không có điều kiện thì vin uốn cành bằng cách dùng dây ni lông buộc cố định một đầu vào cành, uốn cành theo vị trí mong muốn và đầu dây còn lại buộc vào gốc hoặc ghim xuống đất.
6.Kỹ thuật vin cành:
Vào năm thứ 2 sau trồng chọn 3 – 4 cành cấp 1 để tạo bộ khung tán, mỗi cành cấp 1 để lại 2 – 3 cành cấp 2, vin cành tạo tán theo khung giàn đã được định hình, hoặc vin cành bằng dây néo 75 độ vào gốc. Vin cành vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 khi cây vừa rụng lá. Khi vin cành, vặn cành hơi xoay nhẹ không để bị gãy hoặc dập cành. Hàng năm cần cắt tỉa các cành mọc không đúng chỗ, tỉa các cành la, cành tăm để tập trung dinh dưỡng.
Reviews
There are no reviews yet.